Việt Nam Là nước Phát triển dựa vào nên nông nghiệp là chủ yếu, chính vì vậy nông sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đi các nước trên thế giới, tuy nhiên với nhưng doanh nghiệp mới thực hiện xuất khẩu thì có thể chưa nắm rõ được quy trình xuất khẩu hàng nông sản.
Bằng kinh nghiệm xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Timex xin gửi tới các doanh nghiệp quy trình thủ tục như sau:
Chú ý 1: Về hồ sơ, chứng từ yêu cầu cần có:
Đầu tiên: Để thực hiện được việc xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp xuất cần hỏi doanh nghiệp nhập khẩu xem mặt hàng nhập khẩu có trong doanh mục được nnhập khẩu vào nước nhập khẩu hay không ?.
Thứ hai: Xem xét mặt hàng xuất khẩu có cần phải xin giấy phép CITES xuất khẩu không
Thứ 3: Hồ sơ chứng từ gồm:
Doanh nghiệp nhập khẩu có thể yêu cầu các chứng từ sau:
1.Commercial invoice ( hóa đơn)
2.Packing list ( danh sách hàng)
3.Bill of loading/ Air way bill ( vận đơn)
4.Fumigation certificate ( chứng chỉ khử trùng)
5.Phytosanitary certificate ( giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
6. Certificate of health ( giấy chứng nhận y tế)
7. Certificate of quality/ quantity ( giấy chứng nhận chất lượng/ số lượng)
8.Certificate of ogirin ( giấy chứng nhận xuất xứ)
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu có thể phải làm thêm: hun trùng và kiểm dịch thực vật ở đầu cảng xuất.
Chú ý 2: Quy trình xuất khẩu hàng nông sản như sau:
Bước 1: Lấy booking từ hãng tàu hoặc từ Co- loader( với hàng lẻ hay gọi là LCL)
Bước 2: Thực hiện khai báo hải quan lên phần mềm Vnaccs của tổng cục hải quan
Để thực hiện khai báo hải quan về lô hàng xuất thì doanh nghiệp xuất khẩu cần có bộ hồ sơ sau:
- Invoice
- Packing list ( nếu có)
- Hợp đồng
- Booking ( nếu có)
Bước 3: Lấy thông tin phản hồi trên hệ thống Vnaccs
1.Trường hợp luồng xanh: Thì chỉ cần xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan tại cảng và thông quan
2.Trường hợp luồn g vàng: Thì nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan tiếp nhận, sau khi xác nhận thông tin đúng thì quay trở lại như trường hợp luồng xanh
3.Trường hợp luồng đỏ: Thì nộp hồ sơ cho hải quan tiếp nhận, ngoài ra phải chờ hải quan kiểm hóa kiểm tra hàng thực tế có đúng theo mình khai báo trên hệ thống phần mềm, nếu đúng như khai báo thì quay trở lại như trường hợp luồng xanh
Lưu ý 1: Nếu doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu phải có Phytosanitary certificate ( giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) thì cần làm kiểm định
Như vậy là xong cơ bản quy trình xuất khẩu hàng nông sản.
Lưu ý 2:
Khi xuất khẩu hàng nông sản doanh nghiệp cần chú ý về: nhiệt độ, cách đóng hàng và cách bảo quản hàng.